Chè đắng được biết đến là một loại thảo dược có nhiều tính năng chữa bệnh, trong đó có trị bệnh tiểu đường. Ngoài việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, Chè đắng còn được dùng làm trà hãm lấy nước uống thay trà khác hàng ngày.
Tìm hiểu về cây chè đắng trị bệnh tiểu đường
Còn có tên khác: Ché khôm, Chè vua, Khổ đinh trà
Mô tả: Cây gỗ cao 6-20m, có thể tới 35m, đường kính thân 20-60cm, có cây đạt tới 120cm. Cành thô, màu nâu xám, không có lông; nhánh non hình trụ tròn có nhiều gờ nhỏ. Lá đơn, mọc so le, dai như da, mỏng hình thuôn dài hoặc hình giáo ngược, có kích thước thay đổi: ở cây trưởng thành, lá thường dài 11-17cm, rộng 4-6cm; chóp lá có mũi nhọn ngắn hoặc tù, gốc hẹp dần; mép lá có răng dạng răng cưa nhỏ gần đều nhau, đầu răng màu đen, mặt tren màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, không lông; gân bên 10-14 đôi; cuống lá dài 1.5-2cm.
Hoa khác gốc. Cụm hoa đực có trục dài cỡ 1cm, dạng ngù, thường có 20-30 hoa có cuống mảnh dài 4-5mm; dài hoa có đường kính cỡ 3mm; lá dài 4, hình trứng hoặc hình tròn dạng tam giác; cánh hao 4, hình trứng ngược, dài 3,5-4mm; nhị 4, ngắn hơn hay dài bằng cánh hoa. Cụm hoa cái dạng chùm giả, gồm 3-9 hoa, có cuống thô, dài 4-6mm. Quả hạch gần hình cầu, đường kính cỡ 1cm, ở trên cuống ngắn 2-3mm, khi chín màu đỏ. Hạt hình thuôn, dài 7mm, rộng 4mm, mặt lưng và mặt trên có vân và rãnh dạng mắt lưới.
Cây chè đắng trị bệnh tiểu đường
Sinh thái: Chè đắng mọc rải rác trong rừng thường xanh cây lá rộng vùng núi đá vôi, ở ven suối hoặc trong rừng thưa bên sườn núi, ở độ cao 600-900m. Ra hoa vào tháng 2-4, có quả chín tháng 6-2.
Phân bố: Ở nước ta, có gặp nhiều nơi thuộc tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình. Còn có ở Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Lá. Người ta thu hái lá quanh năm. Lá non và búp non sao thành trà uống, lá già hái về loại bỏ cuống thô, phơi khô dùng nấu uống.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, ngọt, tính mát, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh đầu mục, trừ phiền khát.
Công dụng: Trị đau đầu, đau răng, mắt đỏ, tai điếc, tai giữa chảy mủ, nhiệt bệnh phiền khát, lỵ, đau họng, bỏng lửa. Dùng liều 3-10g; dùng ngoài không kể liều lượng.
CÁC BÀI THUỐC TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Ở TRUNG QUỐC) TỪ CÂY CHÈ ĐẮNG
1. Khổ đinh trà, Điềm trà (Trà ngọt) đều 10g. Sắc uống thay nước trà.
2. Khổ đinh trà, La hán quả đều 10g, sắc uống thay nước trà.
3. Khổ đinh trà, Lá dây thìa canh đều 5g, Điềm trà (Trà ngọt) 10g. Sắc uống thay nước trà.
Vài cách trị liệu thông thường từ Chè đắng:
- Phòng ngừa các bệnh chứng: Hằng ngày lấy 2 lá khô chè đắng (còn gọi là 2 đinh) cho vào trong ấm trà hãm với nước sôi cho 1 người uống. Khi nước nhạt tức hết đắng lại thay ấm khác. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều trên 2g mỗi lần, một ngày không nên sử dụng quá 5g.
- Trị chứng huyết áp cao: Với liều uống thông thường thay trà hằng ngày (nhưng phải sau 15 – 120 phút kể từ lúc uống thì mới có tác dụng làm huyết áp hạ, nhưng chỉ giảm từ từ).
- Làm giảm cholesterol máu: Với liều 2g/kg bằng đường uống trà đắng trong ngày.
- Chữa bệnh sang lở ngứa: Lá chè đắng, lá kim ngân hoa, hai thứ đều có lượng như nhau, cho vào nấu kỹ lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần uống đến khi khỏi bệnh mới thôi tràng phục linh .
———————
Liên hệ ngay để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất:
Hà Nội: Mễ trì Hạ – Nam Từ Liêm – HN
Thái nguyên CS1: Số 195 – Đường Z115, Tân Thịnh Tp Thái Nguyên
Thái nguyên CS2: Trung tâm huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên
Website: chedangcaobang.com
Email: nguyentuanson24@gmail.com
Mr.Sơn : 0988 485 300