Cây chè đắng Cao Bằng là cây thân gỗ được phát hiện trong rừng tự nhiên của tỉnh Cao Bằng, tiếng địa phương là “Ché khôm”, tên khoa học Ilex kaushue S.Y. HU.
Đặc điểm của cây chè đắng Cao Bằng
Cây có thể cao tới 20- 30m, đường kính 60cm, có cây đường kính tới 1,2m. Cành và lá non màu nâu thẫm, hoa đơn tính khác gốc, ngọn và lá non được sao thành chè, lá già cũng được dùng để uống như chè với hương vị ngọt và đắng. Trong lá tươi của nó có tới 16 loại axít amin thuộc nhóm chất Saponin chiếm 55,92{1de6510e04e0585b2cab5a2055439c8b727f3f3446ce1222f5d2e935449a13de} thành phần của lá.
Tác dụng của chè đắng Cao Bằng
- Dịch chiết chè đắng làm giảm sự xơ cứng mạch máu. Tác dụng giảm chứng cao huyết áp của chè đắng rất tốt và đặc biệt là duy trì huyết áp bình thường tốt hơn nhiều so với thuốc hạ huyết áp Aldomet. Và điều đáng quý là nếu sau đó không sử dụng nữa thì huyết áp vẫn ổn định ở mức bình thường hoặc tiếp tục sử dụng thì huyết áp không giảm quá mức.
- Kích thích ăn ngon, tăng sức khoẻ, an thần tốt, gây giấc ngủ sâu
- Có tác dụng lợi tiểu khi sử dụng thường xuyên
- Làm giảm khá nhiều lượng cholesterol trong máu
- Plavanoit của lá chè đắng có tác dụng tốt trong việc dọn gốc tự do trong thực nghiệm. Điều này mở ra một hướng mới về khả năng sử dụng loại thảo dược này trong quá trình phòng chống độc.
- Đối với những người sống trong vùng có nguy cơ nhiễm độc kim loại, chất độc thuốc trừ sâu có các biểu hiện mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, tê đầu bì chi, nhức khớp, da tái nhợt, xét nghiệm có thấy rối loạn công tác máu và tăng men gan,… sau một thời gian được sử dụng liên tục chè đắng đều thấy các dấu hiệu trên giảm dần, nhiều dấu hiệu mất hẳn,…
- Chè đắng không làm ảnh hưởng tới chức năng của thận, không có tác dụng phụ trên lâm sàng.
Tác dụng phụ của chè đắng
Theo y học cổ truyền, chè đắng vị đắng ngọt, tính rất lạnh vào 3 kinh can, được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt nên dễ làm thương tổn khí của tỳ, vị. Do đó, khi dùng phải theo liều lượng hợp lý, không được lạm dụng. Khi uống nếu có các biểu hiện bất thường như đầy bụng, đi lỏng, mệt mỏi… thì cần ngừng ngay và tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa.
Loại chè nào sử dụng nhiều và lâu dài đều gây ra những tác dụng phụ với sức khỏe. Tuy chúng ta không phủ nhận những tác dụng có thật của chè đắng, nhưng không được lạm dụng cả về liều lượng và thời gian sử dụng.
Chè đắng có độc không?
- Triệu chứng ói mửa, buồn nôn
- Đau bụng, tiêu chảy
- Thiếu máu do vỡ các hồng huyết cầu.
Chè đắng cũng có tác dụng làm chậm nhịp tim giống như chất digitalis (là một loại thuốc đang được sử dụng để chữa các bệnh xáo trộn nhịp tim). Lượng tanin trong chè có thể gây kết tủa với chất sắt trong một số loại thực phẩm, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Cách sử dụng chè đắng
Chè đã trở thành thức uống giải nhiệt quen thuộc với người dân Việt Nam. Trà đắng có thể pha lá tươi hoặc hãm nước lá khô. Sử dụng lá chè đắng khô hãm nước sẽ có mùi thơm hơn và bớt vị đắng. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn cách uống trà đắng phù hợp.
Cách pha chè đắng tươi
Nguyên liệu:
- Lá trà đắng tươi: 100g
- Gừng: 1 lát
- 200ml nước lọc.
Lá trà đắng nhặt bỏ những lá bị vàng, sâu rầy, lá già hoặc quá non. Nếu bạn dùng lá quá già sẽ làm nước bầm đen, không thơm, còn lá quá non làm nước nhạt và không đượm. Cách nấu nước chè đắng như sau:
- Rửa sạch lá đắng, không nên vò nát lá mà vò nhẹ cho lá hơi nát là được.
- Đun sôi nước sau đó cho lá trà đắng vào, nhấn cho ngập mặt nước rồi tiếp tục đun sôi.
- Khi nước lá đắng đã sôi, lấy gáo nhấn lá chìm xuống, sau đó đổ thêm chút nước lã vào rồi hạ lửa.
- Khi nước sánh vàng, cho thêm lát gừng tươi vào, tắt bếp.
- Cho nước ra ly và thưởng thức.
Cách pha chè đắng khô
Lá chè đắng có rất nhiều công dụng nên có thể được sử dụng hàng ngày. Một số những cách dùng đơn giản như phơi khô lá, ủ cho mềm rồi cuộn chặt lại như cái đinh. Cách hãm nước chè đắng khô khá đơn giản:
- Cho 2 hoặc 3 búp vào ấm, đổ lượng nước sôi tùy ý.
- Sau 3 phút bạn có thể dùng trà. Có thể hòa thêm ít đường tạo vị ngọt dễ uống.
- Chỉ nên dùng 3 – 5g/ngày, không nên lạm dụng uống quá đặc.
- Chè có thể pha 5 – 6 nước cho đến khi không còn vị đắng.
- Hãm uống thay nước, dùng nước chè trong ngày.
Cách dùng khác của lá chè này đó là đem tán nhỏ, rây bột rồi đóng túi lọc. Mỗi túi lọc bạn có thể đóng túi 0,5g, pha cùng nước sôi, uống mỗi ngày 1 túi.
Một số trường hợp không nên sử dụng chè đắng
- Người bị cảm lạnh: Dùng chè đắng khi bị cảm lạnh sẽ cản trở quá trình phát tán phong hàn, sẽ khiến bệnh kéo dài, hoặc có thể dẫn đến những biến chứng ngoài sự mong muốn.
- Người tạng hàn (thể chất hư hàn): Người tạng hàn thường rất sợ lạnh; mùa đông là chân tay lạnh ngắt. Ngoài ra còn thường có những biểu hiện như tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sắc diện nhợt nhạt, vã mồ hôi, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, đau bụng ỉa chảy; chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhớt,… Nếu sử dụng chè đắng vào, thì cảm giác sợ lạnh sẽ tăng lên nhiều; nói chung không có lợi đối với việc cải thiện thể chất. Thậm chí, mỗi khi uống vào, là sẽ bị đau bụng ỉa chảy.
- Viêm dạ dày, người già và trẻ nhỏ: Những người này ống trà đắng, sẽ khiến các chứng trạng hư hàn càng thêm trầm trọng. Người cao tuổi dương khí đã suy, hoặc trẻ nhỏ dương khí vẫn còn non nớt, nói chung không nên uống trà đắng; vì uống trà đắng vào, dễ dẫn đến những tác dụng phụ bất lợi, như rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng ỉa chảy.
- Phụ nữ đang hành kinh: Chè đắng là một loại nước uống có tính đại hàn, nên phụ nữ đang hành kinh uống vào dễ dấn tới tình trạng khí huyết ngưng kết, kinh huyết khó bài xuất ra ngoài, gây nên thống kinh (đau bụng khi hành kinh), thậm chí có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Còn những phụ nữ bị mắc bệnh thống kinh, ngay cả trong những ngày bình thường, khi không có kinh, nói chung cũng không nên sử dụng trà đắng.
- Sản phụ mới sinh đẻ: Trà đắng có tính đại hàn, không những không có lợi đối với sự phục hồi của tử cung, mà còn có thể gây tổn thương tỳ vị (chức năng tiêu hóa). Rất dễ dẫn đến tình trạng bụng lạnh đau triền miên, rất khó chữa khỏi.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm:
– Điện thoai: 0164 566 4148
– Địa chỉ: Số 195 – Đường Z115, Tân Thịnh Tp Thái Nguyên
Nguồn: chedangcaobang.com